Hiện nay, nhiều ngân hàng ngày càng mở rộng các điều kiện cho vay tiền với lãi suất thấp. Chính vì vậy, nhiều người chọn ngân hàng là địa chỉ đáng tin cậy. Tuy nhiên, đa số chúng ta khi vay tiền chỉ quan tâm đến lãi suất mà không biết đến vấn đề dư nợ. Vậy dư nợ là gì? Vì sao cần lưu ý đến dư nợ tín dụng? để giải đáp mọi thắc mắc về dư nợ cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
Dư nợ là gì?
Dư nợ được hiểu đơn giản là thuật ngữ chỉ số tiền mà bạn vay ngân hàng hay tổ chức tài chính được quy định thời gian rõ ràng, bao gồm vay tín chấp, vay thế chấp, vay qua thẻ tín dụng… Số dư chưa thanh toán được tính khi người dùng ký hợp đồng ghi nợ và được các bên liên quan xác nhận. Sau đó ngân hàng sẽ thanh toán số tiền bạn cần vay. Đây chính là lúc phát sinh dư nợ.

Một số khái niệm khác liên quan đến dư nợ
Dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng là sử dụng thẻ ATM để vay một khoản tiền. Số tiền này bao gồm tiền gốc, tiền lãi và lãi suất khi bạn thanh toán quá hạn. Một số ngân hàng cũng như công ty tài chính dựa vào dư nợ tín dụng để đánh giá mức độ uy tín và xác định có nên cho bạn vay vốn hay không.
Dư nợ gốc
Dư nợ gốc là số tiền mà người vay được vay từ ngân hàng hay công ty tài chính, tùy thuộc vào nhu cầu cần vay ngân hàng sẽ đưa ra đúng với số tiền đó. Theo quy định, lãi suất của dư nợ gốc được tính theo số tiền ban đầu trong hợp đồng đã ghi. Dù bạn đã trả bao nhiêu tiền nợ gốc thì lãi suất mỗi tháng vẫn không thay đổi. Chính vì vậy, dư nợ gốc còn được gọi tên khác là dư nợ ban đầu (lưu ý không được vượt quá hạn mức cho vay).
Dư nợ giảm dần
Dư nợ giảm dần là dư số tiền nợ còn lại sau khi bạn thanh toán theo mỗi giai đoạn. Dư nợ giảm dần xảy ra khi bạn sử dụng hình thức trả góp hay hình thức vay theo món. Dư nợ giảm dần là hình thức sử dụng phổ biến nếu khách hàng muốn mua tài sản nào đó.
Dư nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn là số tiền mà người vay đã không thanh toán theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Số tiền này bao gồm nợ gốc và lãi của người dùng đã quá hạn phải trả. Việc dư nợ quá hạn không chỉ ảnh hưởng tới ngân hàng hay các tổ chức tín dụng mà còn liên quan tới uy tín của người vay.

Dư nợ sao kê
Dư nợ sao kê là số tiền còn lại mà người dùng phải trả cho ngân hàng sau thời gian đã dùng. Nó thuộc một phần trong dư nợ thẻ tín dụng. Vào cuối tháng, ngân hàng sẽ sao kê số tiền bạn đã sử dụng, số tiền dư nợ là bao nhiêu.
Lưu ý liên quan đến dư nợ và dư nợ tín dụng
Khoản tiền mà bạn dùng thẻ tín dụng để chi tiêu hoặc rút tiền mặt thực chất là dư nợ tín dụng. Bản chất của nó là dùng trước trả nợ sau. Chính vì vậy, bạn phải hết sức lưu ý để tránh rơi vào tình trạng nợ chồng chéo.
Chọn đơn vị uy tín
Trên thị trường hiện nay, xuất hiện rất nhiều ngân hàng, mỗi ngân hàng có những quy định riêng về lãi suất của thẻ tín dụng. Để lựa chọn được đơn vị uy tín nhất, người dùng cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Ngân hàng phải uy tín, các hoạt động kinh doanh công khai, minh bạch, được nhà nước cấp phép hoạt động.
- Tính bảo mật thông tin người dùng cao, hệ thống chưa từng bị hack trước đây, đảm bảo thông tin cá nhân không bị rò rỉ ra bên ngoài.
- Bảo mật hai lớp hiện đại, giảm thiểu tối đa tình trạng bị hack thẻ dẫn đến mất tiền.
- Nhiều khuyến mãi cho đa dạng thẻ tín dụng .
- Ngân hàng áp dụng mức lãi cho thẻ tín dụng thấp.
Thanh toán dư nợ đúng thời gian
Theo quy định, người dùng thẻ tín dụng sẽ được yêu cầu thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Thanh toán số nợ đúng thời hạn là cách tốt nhất giúp bạn không mất thêm các khoản phí phạt.
Mặt khác, đây cũng nằm trong phần đánh giá mức độ uy tín của bạn trong quá trình giao dịch. Để có thể thanh toán đúng thời gian quy định, bạn cần chú ý đến thời gian thông báo trên bản sao kê, kiểm tra tin nhắn hay trong email mà ngân hàng sẽ gửi đến cho bạn.
Hiện nay, các ngân hàng có nhiều cách thanh toán đa dạng, thao tác vô cùng đơn giản. Người vay có có thể thanh toán một trong các cách sau:
- Thanh toán ngay tại ngân hàng.
- Ghi nợ thanh toán.
- Dùng thẻ tín dụng đã được liên kết.
- Thanh toán tiền qua cây ATM.
- Thanh toán qua ví điện tử.
Chi tiêu hợp lý trong khả năng của bản thân
Không thể phủ nhận rằng việc sử dụng thẻ tín dụng trong chi tiêu vô cùng tiện dụng, có thể thanh toán dễ dàng mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng bản chất của dư nợ tín dụng là dùng trước trả sau.
Chính vì vậy, nếu bạn không cân nhắc trước khi mua món đồ nào đó thì bạn sẽ phải thanh toán số tiền nợ cho ngân hàng vô cùng lớn, đặc biệt là khi bạn chưa thanh toán đủ số nợ thẻ tín dụng tháng trước. Chính vì vậy, trước khi mua đồ, bạn phải chú ý hạn chế mua sắm, chi tiêu thẻ tín dụng hợp lí nhất có thể để tránh tình trạng dồn nợ.
Chú ý bảo mật thông tin
Hiện nay, thanh toán bằng thẻ tín dụng được sử dụng phổ biến bởi sự thuận tiện và nhanh chóng. Nhiều kẻ gian sẽ lợi dụng lúc bạn thanh toán ở quầy để đánh cắp dữ liệu. Ngày nay, tội phạm công nghệ ngày càng gia tăng, nhiều vụ việc giả mạo thông tin người dùng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nếu bạn giao dịch trên các trang web thiếu uy tín, không đảm bảo hay để lộ mật khẩu, số giao dịch thì bạn sẽ có nguy cơ trở thành nạn nhân.

Để đảm bảo các thông tin của mình được bảo mật tốt nhất, người dùng nên tuân thủ các quy tắc sau:
- Không để thẻ ngoài tầm mắt của mình khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Điều này ngăn chặn hành động chụp lại các thông tin thanh toán. Đồng thời, bạn phải kiểm tra số tiền mà bạn cần trả đã đúng hay chưa.
- Khi ký xác nhận thanh toán cần kiểm tra lại các thông tin trên hóa đơn, điều này là vô cùng quan trọng. Bạn cần kiểm tra các thông tin như tên, số thẻ, nội dung, số tiền thanh toán…
- Ký vào mặt thẻ tín dụng. Hầu hết mọi người đều đã bỏ qua bước này. Tuy nhiên, việc ký vào mặt thẻ tín dụng vô cùng quan trọng. Trong trường hợp, bạn bị mất thẻ vào tay người lạ thì chữ ký là cách nhanh nhất xác minh danh tính của bạn.
- Bảo quản tốt thẻ tín dụng của bản thân. Việc cất giữ thẻ tín dụng giống như việc cất giữ tiền. Bạn tuyệt đối không được cho người khác mượn hay đưa các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng của mình lên các trang mạng xã hội. Hiện nay, tội phạm an ninh mạng ngày càng tinh vi hơn. Chỉ cần bạn sơ suất thì sẽ bị mất hoặc làm giả thông tin ngay lập tức.
- Cảnh giác trước email, số điện thoại lạ liên quan đến thẻ tín dụng. Các đối tượng phạm tội sử dụng nhiều hình thức lừa đảo tinh vi như giả làm chuyên viên ngân hàng xác minh thông tin hoặc gửi link giả mạo qua email của bạn. Bạn sẽ rất dễ bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nếu không đề cao cảnh giác.
- Bạn nên 3 tháng thay đổi mật khẩu một lần đây cũng là một trong những cách giúp bạn bảo vệ tài khoản hữu hiệu. Nếu bạn có nghi ngờ bị đánh cắp thông tin hay cảm thấy không an toàn thì lập tức thay đổi mật khẩu hoặc nhờ chuyên viên ngân hàng tư vấn và thực hiện theo.
Hạn chế dùng nhiều loại thẻ tín dụng khác nhau
Việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng có thể khiến nhiều người đau đầu khi không thể nhớ thời hạn chi trả các khoản nợ. Nếu chẳng may bạn quên mất dư nợ sẽ dẫn đến việc dồn nợ mà bạn không hề hay biết. Mặt khác, sử dụng nhiều thẻ tín dụng sẽ ảnh hưởng tới điểm tích lũy của bạn, nhất là khi bạn không trả dư nợ cũ mà phát sinh thêm dư nợ mới.
Bên cạnh đó, các thẻ tín dụng thường có chi phí cao, nhất là phí thường niên. Chính vì vậy, việc mở nhiều thẻ tín dụng cùng một lúc sẽ khiến bạn tốn một khoản tiền lớn để duy trì hoạt động của thẻ, nên cân nhắc khi mở nhiều thẻ cùng một lúc.
Không nên rút tiền mặt khi không cần thiết
Các ngân hàng cho phép người dùng nhận tiền mặt thông qua thẻ tín dụng. Tuy nhiên, việc rút tiền mặt sẽ khiến bạn phải mất thêm phí rút tiền cao. Do đó, bạn chỉ nên rút tiền khi thực sự cần tiền mặt.
Mặt khác, việc rút tiền mặt, bạn cũng cần chi trả lãi suất cao. Thông thường, lãi suất tín dụng sẽ rơi vào khoảng 20% – 40% và được áp dụng ngay khi bạn rút tiền.

Mỗi thẻ tín dụng đều có quy định hạn mức riêng. Điều này có nghĩa bạn chỉ được phép rút trong một khoản tiền nhất định trong thẻ tín dụng dao động từ 30% đến 70%.
Phân loại dư nợ tín dụng
Để có thể giao dịch tốt nhất, bạn không chỉ cần kiến thức về “dư nợ là gì?” mà còn cần hiểu về các loại dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng gồm 5 nhóm chính:
Nhóm dư nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm dư nợ đủ tiêu chuẩn là nhóm đáp ứng 2 điều kiện thanh toán đầy đủ số tiền quy định và đúng thời hạn hoặc kỳ hạn cho phép. Cụ thể khoản nợ đảm bảo thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời gian quy định. Trường hợp quá hạn không vượt quá 10 ngày. Đối với khoản nợ dài hạn thì người dùng phải trả đầy đủ gốc và lãi trong kỳ hạn đó.
Nhóm dư nợ cần chú ý
Cần lưu ý các trường hợp sau đây:
- Khoản nợ cần nạp đã quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Khoản nợ được ngân hàng được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu.
- Người dùng có nhiều khoản nợ mà trong đó có 1 khoản nợ rủi ro cao.
Nhóm dư nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm dư nợ dưới tiêu chuẩn gồm có 4 trường hợp sau:
- Quá hạn khoản nợ cần nạp từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đầu tiên không tính khoản nợ được phân vào mục cần chú ý.
- Nếu người dùng không đủ khả năng thanh toán lãi nhưng có lý do chính đáng sẽ được miễn hoặc giảm lãi nhưng nợ gốc vẫn phải trả đầy đủ.
- Người dùng có nhiều khoản nợ mà trong đó có 1 khoản nợ rủi ro cao.

Nhóm dư nợ có nghi ngờ
Nếu bạn thuộc 1 trong các trường hợp sau thì sẽ bị xếp vào nhóm dư nợ có nghi ngờ:
- Quá hạn khoản nợ cần nạp từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Gia hạn lại thời hạn trả nợ.
- Có khoản nợ khác.
Dư nợ có nguy cơ mất vốn
Nếu bạn thuộc 1 trong 3 trường hợp sau sẽ thuộc vào nhóm dư nợ có nguy cơ mất vốn:
- Khoản nợ này quá thời gian thanh toán trên 1 năm.
- Có thể được cơ cấu lại thời hạn thanh toán lần đầu nhưng đã tiến hành cơ cấu thời hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên.
- Khoản nợ đang chờ xử lý hoặc không thể thu hồi .
Hậu quả nghiêm trọng của dư nợ quá hạn
Để tránh khoản nợ chồng chất, khách hàng cần hiểu rõ về “dư nợ là gì?”, hậu quả của dư nợ quá hạn như nào?
- Theo hiến pháp pháp luật Việt Nam, người dùng thẻ tín dụng cần có trách nhiệm với số tiền mình đã dùng cũng như thanh toán khoản nợ đúng thời gian quy định. Trong trường hợp người dùng không nạp đúng thời gian quy định thì phải chịu thêm phí như trong hợp đồng đã ký, thậm chí bị thu hồi tài sản thế chấp.
- Việc tồn tại dư nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng lâu dài tới các khoản vay sau này. Cụ thể, nếu số tiền nợ vượt quá thời gian quy định thì sau này bạn muốn vay thế chấp hay vay tín dụng sẽ khó được phê duyệt.
Trước khi quá hạn dư nợ, ngân hàng sẽ nhắc bạn thanh toán thông qua email, số điện thoại. Tuy nhiên, nếu bạn cố tình không thanh toán thì các thẻ tín dụng của bạn sẽ bị đóng, trong trường hợp không tự giải quyết riêng thì sẽ dựa theo hợp đồng. Lúc này, người dùng có khả năng cao phải đối mặt với pháp luật. Chúng tôi đã tổng hợp các kiến thức về “dư nợ là gì?”. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho người đọc có thể hiểu thêm về vấn đề dư nợ để áp dụng trong giao dịch.