Nhiều người đã sử dụng tài khoản ngân hàng trong khoảng thời gian dài nhưng vẫn còn hiểu mập mờ về số dư khả dụng là gì. Điều này khiến việc giao dịch, quản lý tài khoản đôi khi gặp bất tiện không đáng có.
Tuy vậy, để kiểm soát số dư khả dụng thực ra rất đơn giản. Bài viết này tigersmoney sẽ cung cấp cách kiểm tra, phân biệt số dư khả dụng là gì cùng một số thông tin khác để người đọc có thể hiểu rõ về chỉ số này.
Số dư khả dụng là gì?
Không phải ai cũng biết rõ về số dư khả dụng và biết số dư khả dụng là gì.
Vậy số dư khả dụng là gì? Đó là lượng tiền nằm trong tài khoản ngân hàng mà chủ thẻ được quyền sử dụng. Chủ thẻ chỉ có thể thực hiện các hành vi giao dịch như chuyển tiền, rút tiền, thanh toán,… với số tiền ít hơn hoặc đúng bằng số dư khả dụng chứ không thể nhiều hơn.
Thông tin này dễ khiến nhiều người thấy rắc rối. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng tôi có bao nhiêu tiền thì được rút bấy nhiêu, tại sao lại phải phân biệt nhiều loại số dư và vì sao cần biết số dư khả dụng là gì?

Trên thực tế, đôi khi số dư khả dụng không bằng đúng số dư thực tế mà người dùng sở hữu. Bạn sẽ hiểu thêm về điều này sau khi xem công thức tính số dư khả dụng dưới đây.
Công thức tính toán số dư khả dụng
Làm sao để hiểu số dư khả dụng là gì và gồm những thành phần nào?
Số dư khả dụng không bằng đúng số dư tài khoản thường là do quy định của ngân hàng về mức tiền tối thiểu để duy trì tài khoản, hoặc tài khoản đang bị phong tỏa một phần tiền. Tất cả các ngân hàng sẽ xác định đơn vị này bằng công thức sau:

Số dư khả dụng = Số dư thực tế + Hạn mức thấu chi – Mức phí tối thiểu – Số tiền phong tỏa
Giải thích từng chỉ số:
- Số dư thực tế: Lượng tiền sở hữu trong tài khoản mà chưa trừ bất cứ khoản phí nào.
- Hạn mức thấu chi: Lượng tiền được mượn từ ngân hàng trong trường hợp chủ tài khoản đã tiêu hết tiền trong thẻ. Đơn vị này là bao nhiêu còn tùy thuộc vào các hạm mức quy định của mỗi ngân hàng khác nhau.
- Mức phí tối thiểu: Lượng tiền bắt buộc cần giữ trong thẻ cần có để tài khoản được phép tiếp tục hoạt động. Đây là mức phí do ngân hàng quy định, có thể là 50000, 100000, hoặc cũng có ngân hàng không yêu cầu số dư tối thiểu
- Số tiền phong tỏa: Lượng tiền không được phép dùng vì ngân hàng đã giữ lại. Lượng tiền ở mức bao nhiêu sẽ khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
Phân biệt ba loại số dư thường gặp
Trên thực tế, khi sử dụng tài khoản ngân hàng, bạn sẽ thấy nhiều loại số dư khác nhau. Điều này có thể gây ra sự bối rối với người sử dụng với những câu hỏi như “số dư thực và số dư khả dụng là gì?” Dưới đây là sự khác biệt của số dư khả dụng với hai loại số dư khác mà người dùng thường nhầm lẫn:
Loại số dư | Số dư khả dụng | Số dư tài khoản | Số dư tối thiểu |
Khái niệm | Số dư khả dụng là lượng tiền nằm trong tài khoản mà chủ thẻ được quyền giao dịch. | Số dư tài khoản (số dư thực) là số tiền thực tế mà chủ thẻ đang sở hữu trong tài khoản. | Số dư tối thiểu chính là mức phí tối thiểu phải có để tài khoản và thẻ có thể hoạt động. |
Phân biệt với số dư khả dụng | Số dư tài khoản thường sẽ nhiều hơn hoặc bằng số dư khả dụng vì chưa trừ đi các khoản phí. | Số dư tối thiểu là một khoản phí cố định, không phải số tiền mà chủ thẻ có thể sử dụng. |
Nên kiểm tra số dư khả dụng theo cách nào?
Có rất nhiều cách để chủ thẻ kiểm tra xem số dư khả dụng của mình hiện tại là bao nhiêu. Mỗi cách sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh.
Sử dụng Mobile Banking/ Internet Banking

Sử dụng tin nhắn SMS

Sử dụng máy rút tiền tự động

Sử dụng biên lai rút tiền
Bạn có thể dễ dàng thấy thông tin về số dư khả dụng trên các biên lai rút tiền:

Đến trực tiếp phòng giao dịch ngân hàng

Nếu số dư khả dụng bị âm cần làm gì?
Trong một số trường hợp nhất định, chủ tài khoản có thể thấy tài khoản của mình đột nhiên có số dư khả dụng bị âm. Người dùng thường không biết cách xử lý trong trường hợp này.
Số dư khả dụng bị âm khi về dưới mức 0. Điều này xảy ra thường là do phát sinh số tiền phong tỏa lớn hơn so với số tiền thực tế đang có trong tài khoản. Có nhiều nguyên nhân xảy ra trường hợp này, ví dụ như:
- Ngân hàng phong tỏa tài khoản do yêu cầu của chủ thẻ.
- Ngân hàng phong tỏa tài khoản do lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
- Tài khoản phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật, quy định ngân hàng.
- Nhầm lẫn từ phía ngân hàng.
Bạn không nên lo lắng nếu số dư khả dụng bị âm, ngân hàng sẽ bảo đảm mức tiền trong tài khoản không bị hao hụt cho đến khi sự việc được xử lý. Trong trường hợp số dư khả dụng bị về mức âm, hãy làm theo các bước:
Hãy lưu ý không thực hiện các giao dịch mập mờ, có dấu hiệu bất chính để tránh trường hợp số dư khả dụng bị âm.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết, bạn đã hiểu được về số dư khả dụng là gì cũng như các điều cần biết để kiểm soát số dư khả dụng. Với các thông tin đã nêu, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được số dư khả dụng để thuận tiện trong quá trình sử dụng tài khoản ngân hàng.