Tháp tài sản: Bí kíp quản lý tài chính cá nhân không phải ai cũng biết

Quản lý tài chính cá nhân không hề đơn giản. Đối với những người không có phương pháp hiệu quả, việc xảy ra hao hụt tài sản, chi tiêu không hợp lý là điều khó tránh khỏi.

Tháp tài sản cá nhân giúp cho việc quản lý, phát triển nguồn lực tài chính trở nên dễ dàng. Bài viết dưới đây tại tigersmoney.com sẽ giải thích về tháp tài sản, tầm quan trọng và làm sao để sử dụng nó hiệu quả.

Tháp tài sản là gì?

Tháp tài sản (hay tháp tài chính) là một mô hình quản lý tài chính, có kết cấu vững chắc tương tự như kim tự tháp Ai Cập với phần đáy rộng và thu nhỏ dần tới đỉnh. Tháp tài sản phân bổ tài sản vào từng tầng, mỗi tầng đảm nhận những vai trò tài chính nhất định. Tầng đáy với kết cấu vững chắc nhất, tượng trưng cho phần tài sản cơ bản là nền tảng để phát triển các tầng tài chính cao hơn.

tháp-tài-sản-là-gì
Mô hình của một tháp tài sản

Với các cá nhân đang bối rối trong việc quản lý tài chính, tháp tài sản cung cấp phương pháp quản lý tài chính hiệu quả, nó đề xuất ra cách phân bổ chi tiêu hợp lý, giúp đảm bảo nguồn lực tài chính cơ bản và đề xuất ra các phương thức gia tăng lợi nhuận từ nguồn tài chính sẵn có.

Mô hình bốn tầng của tháp tài sản cơ bản 

Mô-hình-bốn-tầng-của-tháp-tài-sản-cơ-bản 
Bốn tầng cơ bản của tháp tài sản

Tháp tài sản có nhiều biến thể, nhưng đều tuân thủ theo nguyên tắc xây dựng từ dưới lên. Mô hình tháp tài sản cá nhân cơ bản gồm bốn tầng:

Tầng 1: Bảo vệ – Những nhu cầu thiết yếu nhất

Tầng 1 của tháp tài sản là tầng bảo vệ. Đây là tầng đáy và là tầng lớn nhất. Tầng bảo vệ của tháp tài sản bao gồm khoản chi cho những nhu cầu cơ bản, thiết yếu nhất trong cuộc sống.

Tầng bảo vệ đóng vai trò nền tảng của cả tháp tài sản. Tầng này sẽ không chỉ là số tài sản để dành chi tiêu, mà còn là những khoản tiết kiệm để đề phòng những rủi ro tài chính.

Ví dụ: thuốc men, lương thực, quần áo, chữa bệnh, quỹ thất nghiệp,…

Tầng 2: Lập kế hoạch – Gây dựng đời sống

Tầng 2 của tháp tài sản là tầng lập kế hoạch. Đây là tầng xuất hiện khi đã đảm bảo độ vững chắc của tầng đáy. Tầng lập kế hoạch gồm những tài sản để dành cho những kế hoạch tài chính quan trọng.

Tầng lập kế hoạch không có vai trò sống còn cũng không có tác dụng sinh lời. Nó là nguồn tài sản bồi đắp, cải thiện đời sống nhằm giúp cá nhân có được nguồn lực tiến tới những mục tiêu tài chính lớn hơn.

Ví dụ: đầu tư giáo dục, mua xe, xây nhà, mua đất, quỹ về hưu,…

Tầng 3: Mục tiêu ưu tiên – Tạo thêm tài sản

Tầng 3 của tháp tài sản là tầng mục tiêu ưu tiên. Các tài sản ở tầng mục tiêu ưu tiên hướng tới việc đầu tư tài chính sau khi đã đảm bảo được những nhu cầu cơ bản nhất ở hai tầng trước.

Với tầng mục tiêu ưu tiên, các cá nhân có thể gia tăng thêm lợi nhuận từ những nguồn tài sản sẵn có, từ đó gây dựng được một cuộc sống no đủ, hưởng thụ.

Ví dụ: đầu tư bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu, đầu cơ…

Tầng 4: Tài sản để lại – Tạo dựng di sản

Tầng 4 của tháp tài sản là tầng tài sản để lại, cũng là tầng cao nhất của tháp tài sản. Tầng tài sản để lại bao gồm những tài sản dư thừa tạo ra được từ ba tầng trước của tháp tài sản.

Nguồn tài sản trong tầng này của tháp tài sản đóng vai trò để lại cho những thế hệ sau. Xa hơn nữa là đầu tư cho cộng đồng, kiến thiết xã hội, tạo ra di sản nếu có thể.

Ví dụ: tài sản thừa kế, lập quỹ từ thiện,…

Các loại tài sản trong tháp tài sản

Các-loại-tài-sản-trong-tháp-tài-sản
Năm loại tài sản trong tháp tài sản

Ngoài bốn tầng cơ bản đã nêu, một tháp tài sản cá nhân còn được cấu tạo từ năm loại tài sản:

Tài sản vô hình – Nền tảng cơ bản

Nguồn tài sản vô hình là nền tảng của tháp tài sản. Đây là những tài sản không thể nhìn thấy, khó đo lường. Thường nguồn tài sản vô hình này ít được chú trọng. Tuy vậy, những tài sản vô hình này chính là nền tảng, yếu tố tối thiểu cần có nếu muốn tạo ra những nguồn tài sản khác.

Ví dụ: kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn, quan hệ xã hội, kinh nghiệm sống,…

Tài sản bảo vệ – Dự phòng rủi ro

Tài sản bảo vệ là nguồn tài sản để phòng tránh rủi ro. Đây là những nguồn tài sản tiết kiệm, không được sử dụng trừ trường hợp cấp thiết. Có nhiều tình huống không thể lường trước như tai nạn, bệnh tật, thất nghiệp, thiên tai,…, khi ấy, tài sản bảo vệ có vai trò như chiếc phao cứu sinh.

Ví dụ: sổ tiết kiệm ngân hàng, bất động sản, vàng bạc,…

Tài sản tạo thu nhập – Lợi nhuận thiết yếu

Tài sản tạo thu nhập là nguồn tài sản để có thể tạo ra những thu nhập thiết yếu. Nguồn lợi nhuận đó có vai trò duy trì nhu cầu cơ bản, cải thiện chất lượng cuộc sống, tiến tới gây dựng một cuộc sống thịnh vượng. Nguồn tài sản này ổn định và tương đối an toàn.

Ví dụ: lương, tài sản cho thuê, tiền lãi từ gửi tiết kiệm, tiền lãi từ buôn bán nhỏ,…

Tài sản tăng trưởng – Lợi nhuận dư dả

Tài sản tăng trưởng xuất hiện khi đã có cả ba nguồn tài sản trước. Đây là nguồn tài sản được sử dụng nhằm đầu tư sinh lời. Lợi nhuận có được từ nguồn tài sản này không phải để duy trì cuộc sống thiết yếu mà để làm giàu, tạo ra tài sản dư dả, có tính rủi ro.

Ví dụ: đầu tư bất động sản, tiền lãi từ việc cho vay, đầu tư chứng khoán,…

Tài sản mạo hiểm – Lợi nhuận khổng lồ

Tài sản mạo hiểm là nguồn tài sản cuối cùng, xuất hiện khi đã có đủ bốn nguồn tài sản trước đó. Nguồn tài sản này để dành cho việc đầu tư lớn, sinh ra lợi nhuận khổng lồ tuy nhiên đi kèm những rủi ro lớn, mang tính “được ăn cả ngã về không”

Ví dụ: đầu tư tiền điện tử, chứng khoán phái sinh, tài sản ảo,…

Tại sao cần xây dựng tháp tài sản?  

Quản lý tài sản sẵn có 

  • Duy trì tài sản: Tuân thủ theo nguyên tắc từ thiết yếu đến sinh lời của tháp tài sản giúp duy trì tài sản sẵn có. Ta tiết kiệm được tài sản theo từng mục đích.
  • Tránh thất thoát không đáng có: Phân bổ dòng tiền hợp lý theo từng tầng tháp tài sản giúp phòng tránh thất thoát từ những khoản chi tiêu không cần thiết.
  • Phòng tránh rủi ro: Những khoản tiết kiệm theo mục đích cụ thể của tháp tài sản là nguồn tiền để dành cho những trường hợp rủi ro.

Phát triển cuộc sống hiện tại 

  • Hoàn thành các kế hoạch tài chính: Nhờ phân bổ dòng tiền hợp lý, cá nhân sẽ có khoản tiền tiết kiệm được để sử dụng trong các dự định tài chính lớn.
  • Đáp ứng nhu cầu vật chất: Sử dụng, tiết kiệm nguồn tiền hợp lý nhờ tháp tài sản tạo ra nguồn vật chất dư thừa, cải thiện chất lượng sống.
  • Đáp ứng nhu cầu tinh thần: Từ việc cải thiện nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần cũng được thỏa mãn theo, gia tăng chất lượng sống về mọi mặt.

Đầu tư cho tương lai 

  • Tạo ra nguồn lợi nhuận lớn: Tháp tài sản giúp cá nhân tích lũy dòng tiền, từ đó có tài sản đầu tư cho các kênh lớn, thu về nhiều lợi nhuận.
  • Tích lũy tài sản cho thế hệ sau: Từ việc dư thừa tài sản, cá nhân sẽ có nguồn tài sản cho thừa kế, cải thiện đời sống của thế hệ sau.
  • Kiến thiết xã hội: Nếu có nguồn tài sản lớn, các cá nhân có thể sử dụng để đóng góp xã hội, đầu tư tương lai.

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với tháp tài sản 

Tháp tài sản cá nhân có giúp quản lý tài chính hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào người sử dụng. Để sử dụng hiệu quả tháp tài chính, cần tuân thủ năm nguyên tắc sau:

  • Tạo phần đáy tháp vững chắc: Tầng đáy của tháp tài sản là tầng bảo vệ, cũng là tầng quan trọng nhất trong tháp tài sản. Phải có nguồn tài sản bảo vệ vững chắc, phòng trừ được những rủi ro, mới đảm bảo an toàn để nghĩ tới việc tạo ra những nguồn tài sản khác.
  • Xây dựng tháp tài sản từ dưới lên: Tháp tài sản được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên. Tầng dưới tạo ra sự vững chắc cho tầng trên. Vì vậy, không được bỏ cách bất cứ tầng nào khi xây dựng tháp tài sản.
  • Càng sớm càng tốt: Không thể tích lũy nhiều tài sản trong một sớm một chiều. Vì vậy, ngay từ khi sớm nhất có thể, hãy bắt đầu xây dựng tháp tài sản nhằm sớm tích lũy được nhiều tài sản, tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn.
  • Chậm mà chắc: Việc xây dựng tháp tài sản quá nóng vội có thể khiến một số tầng tháp bị bỏ qua, gặp phải rủi ro tài chính, gây ảnh hưởng tới kết cấu tài chính tổng thể.
  • Hiểu rõ tình hình tài chính bản thân: Các tầng tháp phải được phân bổ rõ ràng, sử dụng tài sản hợp lý. Cá nhân cần phải hiểu rõ tình hình tài sản của mình để có phân bổ phù hợp.
  • Linh hoạt trong mọi tình huống: Không nên quá cứng nhắc với nguyên tắc của tháp tài chính. Phải tùy vào tình hình thực tế, sử dụng nguồn tài sản một cách linh hoạt sao cho phù hợp.

Ưu nhược điểm và cách khắc phục nhược điểm của tháp tài sản 

Ưu-nhược-điểm-và-cách-khắc-phục-nhược-điểm-của-tháp-tài-sản 
Giữa các tầng của kết cấu tháp có sự tác động lẫn nhau

Ưu điểm và nhược điểm của tháp tài sản

Ưu điểm
  • Xây dựng nguồn lực tài chính: Nguồn tài sản bảo vệ là nền tảng của tháp tài chính.
  • Phân bổ tài sản phù hợp: Sử dụng tài sản cho từng mục đích cụ thể.
  • Đề xuất lộ trình tài chính: Vạch ra lộ trình tài chính từ bước cơ bản nhất.
  • Phát triển kế hoạch tài chính: Tiết kiệm tài sản nhằm đạt được những mục tiêu tài chính.
Nhược điểm
  • Không có hạn mức cụ thể: Mô hình tháp tài chính không đề ra hạn mức tài sản bao nhiêu là đủ cho mỗi tầng.
  • Các tầng tác động lẫn nhau: Các tầng trong tháp tài chính liên kết chặt chẽ. Sử dụng một tầng không hợp lý có thể gây hại tới kết cấu.
  • Không phù hợp với tất cả: Vì sự phức tạp, không phải ai cũng sử dụng tháp tài sản một cách hiệu quả.

Cách khắc phục nhược điểm của tháp tài sản

Nhược điểmCách khắc phục
Không có hạn mức cụ thểĐề ra hạn mức cụ thể cho mỗi tầng. Cá nhân cần phải hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân, so sánh với tình hình thực tế. Từ đó chủ động đề ra hạn mức cụ thể với mỗi tầng sao cho phù hợp.
Các tầng tác động lẫn nhauChú ý đến tổng thể mỗi khi điều chỉnh một tầng tháp. Trước khi tác động tới bất cứ tầng tháp nào, phải so sánh nó với từng tầng tháp còn lại. Từ đó đánh giá tác động và đưa ra quyết định phù hợp.
Không phù hợp với tất cảThử những phương pháp khác như phương pháp 6 cái lọ hay 50/30/20. Không có phương pháp nào phù hợp với tất cả, đừng ngại thử nhiều thứ khác nhau nhằm tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân.

Kết luận

Như vậy, ta đã hiểu được cấu trúc của một tháp tài sản cơ bản. Tuy có những nhược điểm nhất định, nhưng việc hiểu rõ về tháp tài sản cũng các nguyên tắc chính là bí kíp để quản lý tài chính hiệu quả.

Tháp tài sản giúp quản lý và đề ra nhiều tiềm năng phát triển tài chính, tạo thêm lợi nhuận để cá nhân có thể cải thiện cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

TIGERS MONEY
Logo